Giao điểm kết nối liên vùng phía Nam
Được xem là cửa ngõ của các tỉnh miền Nam, nằm cạnh trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước là TP.HCM, những năm qua, tỉnh Đồng Nai không ngừng tìm kiếm nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng kết nối, tạo động lực cho sự phối hợp, liên kết vùng.
Trong các công trình giao thông tại Đồng Nai, sân bay quốc tế Long Thành là dự án có quy mô lớn nhất. Theo quy hoạch, sân bay Long Thành có quy mô 5.000 ha, hoạt động với công suất phục vụ 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Hiện sân bay quốc tế Long Thành ngày càng được định hình rõ nét. Mới đây, chính phủ đã phê duyệt đầu tư giai đoạn 1 dự án sân bay Long Thành với tổng mức đầu tư hơn 4,6 tỷ USD. Khi sân bay đi vào hoạt động, Long Thành sẽ trở thành trung tâm của “thành phố sân bay” vừa là tâm điểm kết nối giao thương của cả khu vực.
![]() |
Cách sân bay Long Thành chỉ 2 km, Century City hưởng lợi từ hệ thống hạ tầng giao thông |
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu cũng được xem là dự án trọng điểm của tỉnh, góp phần giải tỏa thế “độc đạo” cho Quốc lộ 51. Công trình này có tổng chiều dài toàn tuyến 77,8km, đi từ Biên Hòa đến thành phố biển Vũng Tàu. Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được thiết kế từ 4 - 6 làn xe, riêng đoạn kết nối trực tiếp sân bay quốc tế Long Thành có đến 8 làn xe. Dự kiến quý I/2023 sẽ tiến hành khởi công xây dựng.
Tỉnh phát triển đại lộ Bắc Sơn - Long Thành với quy mô rộng 60m, 4 làn xe thông thoáng. Đây là trục phát triển thương mại - dịch vụ xuyên suốt từ Biên Hòa đến sân bay quốc tế Long Thành.
Bên cạnh đó, Đồng Nai còn chủ trương nâng cấp và triển khai hàng loạt công trình giao thông có tính kết nối toàn diện như: Quốc lộ 1; Quốc lộ 20; Quốc lộ 51; Vành đai 3; Vành đai 4; mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây lên 8 - 10 làn xe; thi công 2 gói thầu dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây; đầu tư 18.000 tỷ đồng xây cao tốc từ Đồng Nai đến Bảo Lộc; nâng cấp dự án đường ven sông Cái; metro sân bay Tân Sơn Nhất - sân bay Long Thành; các tuyến đường sắt…
Hệ thống giao thông hiện đại đã và đang hình thành còn góp phần tạo động lực tăng trưởng mới cho tỉnh, từ đó BĐS khu vực có những bước đột phá mạnh mẽ, mà tâm điểm là Long Thành.
Bất động sản được đà bứt phá
Trong những năm qua, Long Thành được đánh giá là nơi giàu tiềm năng, được nhiều nhà đầu tư chú ý. Thời điểm gần cuối năm 2020, khi thông tin sân bay quốc tế Long Thành cận ngày khởi công cùng nhiều công trình giao thông đã và đang được triển khai, thị trường BĐS Long Thành càng “nóng” hơn.
So với thời điểm năm 2018, giá đất Long Thành chỉ ở khoảng 8-15 triệu đồng/m2 thì nay đã tăng lên ngưỡng từ 15-30 triệu đồng/m2. Đồng thời, theo dự báo của các nhà môi giới BĐS, sắp tới BĐS khu vực hứa hẹn tăng cao hơn nữa.
Theo nhận định chung của các chuyên gia, những dự án có quy mô, được đầu tư đồng bộ, nhất là vị trí kết nối tốt, không quá xa sân bay quốc tế Long Thành sẽ mang lại giá trị lợi nhuận tốt hơn. Hiểu được điều này, tập đoàn Địa ốc Kim Oanh đã phát triển dự án Century City trên 2 mặt tiền đường ĐT 769 và đường Cầu Mên, cách sân bay quốc tế Long Thành chỉ 2 km.
![]() |
Đại diện Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh cho biết, sau hơn 4 tháng thi công, hạ tầng Century City đã có đường nội bộ, cảnh quan cây xanh, hệ thống cấp thoát nước và chiếu sáng |
Vị trí kết nối là là lời giải cho sức hút của dự án Century City. Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh sẽ tiếp tục tập trung nhân lực, thúc đẩy tiến độ hạ tầng dự án. Đại diện chủ đầu tư cho biết, sau hơn 4 tháng thi công, đến nay, Century City đã có đường nội bộ, cảnh quan cây xanh, hệ thống cấp thoát nước đến hệ thống viễn thông - đèn điện.
Với vị trí trung tâm, được bao quanh bởi những trục đường huyết mạch kết nối trực tiếp sân bay quốc tế Long Thành như quốc lộ 51, Vành đai 4, cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, đường ĐT 769 mới, cùng với sự hoàn thiện của hạ tầng, Century City được đánh giá là “điểm sáng” trên thị trường BĐS Đồng Nai.
(Nguồn: Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh)
" alt=""/>Bất động sản Đồng Nai 'tăng nhiệt’ nhờ hạ tầng đồng bộCuộc thi Chạy thang bộ - HCMC SkyRun lấy ý tưởng từ môn thể thao chạy bộ dọc các tòa nhà chọc trời trên thế giới. Hoạt động này đã trở nên phổ biến ở các quốc gia trên thế giới và chỉ được biết đến gần đây tại Việt Nam thông qua cuộc thi “Bitexco Vertical Run” năm 2011, đã thu hút nhiều sự chú ý của báo chí cũng như cộng đồng yêu thích thể thao. Tiếp nối thành công đó, cuộc thi “HCMC SkyRun” năm nay tiếp tục được tòa tháp tài chính Bitexco tài trợ và đăng cai tổ chức nhằm đánh dấu kỷ niệm 7 năm thành lập.
Tòa nhà búp sen hiện nay là tháp cao nhất TP.HCM với 68 tầng, song đích đến của cuộc thi chạy bộ sẽ ở tầng 49 - Saigon Skydeck, nơi ngắm Saigon 360 độ. Xuất phát từ tầng Trệt cổng Hồ Tùng Mậu, các vận động viên tranh tài sẽ phải chinh phục hơn 1.000 bậc thang, độ cao 178m.
Sự trở lại của cuộc thi tại Việt Nam đã thu hút 300 người đăng ký đến từ nhiều quốc gia và các độ tuổi khác nhau; trong đó có 30% là người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, và “vận động viên” nhỏ tuổi nhất chỉ mới 14 tuổi.
“Chúng tôi tự hào mang “HCMC SkyRun” trở lại Việt Nam lần thứ 2 và đón nhận sự tham gia của hàng trăm vận động viên chạy thang bộ. Chúng tôi cũng rất mong chờ sự kiện này đăng cai với sự có mặt của các vận động viên trong nước cũng như nước ngoài. Chúng tôi vui mừng vì được tổ chức sự kiện này tại tháp Bitexco Financial Tower - một trong những toà nhà biểu tượng của thành phố năng động này”- Ông David Sin, đơn vị tổ chức Sporting Republic cho biết.
Kể từ khi thành lập, Bitexco Financial Tower đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho những hoạt động sự kiện lớn của Tp.HCM. Bitexco Financial Tower được vinh dự đón tiếp nhiều chính khách, chính trị gia danh tiếng trên thế giới khi đến thăm Việt Nam. Bên cạnh đó, Bitexco Financial Tower còn nhận được nhiều giải thưởng về kiến trúc cũng như du lịch trong nước và quốc tế.
Sau 7 năm hình thành và phát triển, tòa tháp Bitexco Financial Tower không chỉ đơn thuần biết đến là tòa nhà cao nhất TP.HCM, mà còn là biểu tượng cho vẻ đẹp và sự phát triển thịnh vượng của TP.HCM, vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam.
Ông Brian Cannon - Phó Giám Đốc quản lý tòa nhà chia sẻ: “Chúng tôi đã tài trợ cuộc thi chạy thang bộ lần đầu tiên vào năm 2011 và rất vui khi đón chào cuộc thi này quay lại Việt Nam đúng dịp sinh nhật lần thứ 7 của toà nhà, chúng tôi đã dành toàn bộ Saigon Skydeck từ tầng trệt lên tầng 49 để tổ chức, hy vọng cuộc thi sẽ thúc đẩy tinh thần tập luyện thể thao và phát triển một bộ môn mới lạ tại Việt Nam.”
Ngọc Minh
" alt=""/>300 người thi chạy thang bộ HCMC SkyRunCòn theo tờ Repubblica của Italia hôm 5/5 đưa tin, dưới “hình thức rất bí mật” và không thông tin chính thức, NATO đã thiết lập ít nhất “2 lằn ranh đỏ” dẫn tới khả năng can thiệp trực tiếp vào xung đột ở Ukraine.
Song theo Repubblica, hiện tại NATO vẫn không có kế hoạch hoạt động dự kiến nào liên quan tới việc triển khai quân tới Ukraine. Ngoài ra, các "lằn ranh đỏ" được mô tả chỉ nên được dùng để đánh giá về những kế hoạch tiềm năng trong trường hợp đặc biệt như có bên thứ 3 tham gia vào xung đột ở Ukraine. Khi đó, NATO có thể điều động 100.000 binh sĩ đồn trú ở châu Âu để can thiệp.
“Lằn ranh đỏ” thứ nhất tập trung vào kịch bản có sự tham gia trực tiếp, hoặc gián tiếp của bên thứ ba mà cụ thể là Belarus. Trong trường hợp này quân đội Nga sẽ có điều kiện "đột nhập qua hành lang giữa Ukraine và Belarus”.
"Thời gian gần đây, kịch bản chiến thuật này đã được một số nhà phân tích trong liên minh quân sự NATO nhận định có thể xảy ra. Điều này sẽ trực tiếp lôi kéo Minsk vào xung đột ở Ukraine. Lúc này, quân đội và kho vũ khí của Belarus sẽ rất quan trọng đối với Moscow. Và tình huống này khiến NATO có thể kích hoạt thế phòng thủ có lợi cho Ukraine", tờ Repubblica cho hay.
Trên thực tế, Tổng thống Alexander Lukashenko đã nhiều lần khẳng định Belarus sẽ không gây chiến với Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng khẳng định sẽ không yêu cầu Belarus tham gia chiến sự. Ngoài ra, Moscow đã nhiều lần nhấn mạnh không có ý định tấn công bất kỳ quốc gia châu Âu nào, đặc biệt là các nước vùng Baltic.
“Lằn ranh đỏ” thứ hai liên quan đến hành động khiêu khích quân sự chống lại các nước vùng Baltic, hoặc Ba Lan, hoặc tấn công có chủ ý vào Moldova.
Theo trang Topwar, khả năng cao lằn ranh này được các nước Baltic phát minh, bởi họ luôn lo sợ bị Nga tấn công. Theo họ, ngay sau khi giành chiến thắng trong xung đột ở Ukraine, Nga sẽ ngay lập tức tấn công các nước vùng Baltic.
Tuy nhiên, tờ Repubblica cho biết cuộc tấn công quân sự của Nga còn được xem là phép thử phản ứng của phương Tây “trong giai đoạn nhiều bối rối”. Cụ thể, mùa bầu cử ở châu Âu và Mỹ “có thể khiến Điện Kremlin nghĩ rằng NATO đang bị phân tâm, song liên minh quân sự sẽ không dung thứ cho các hành động gây hấn”.
Còn theo RBC Ukraine, hồi đầu tháng 4, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố không loại trừ khả xung đột ở Ukraine có thể kéo dài nhiều năm.
Theo ông, có hai kịch bản là các đồng minh NATO có thể hỗ trợ Ukraine, và các lực lượng vũ trang Ukraine có thể giành lại quyền kiểm soát nhiều lãnh thổ hơn, nếu không "tình hình ở Ukraine có thể còn trở nên nguy hiểm hơn".
Trong khi đó, Tổng cục Tình báo Ukraine (GUR) cho rằng Nga có thể tấn công và giành quyền kiểm soát các nước vùng Baltic. Theo đại diện GUR Vadym Skibitskyi, quân đội Nga sẽ chỉ cần một tuần cho công việc này, trong khi phản ứng của NATO sẽ mất cả thập kỷ.
Về phần mình, Moscow coi xung đột ở Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm của phương Tây chống lại Nga. Theo Nga, hành động cung cấp vũ khí và đào tạo binh sĩ cho Kiev đã khiến Mỹ và NATO trở thành các bên can dự trực tiếp vào xung đột.